Tin tức

Cây chuối già hương cấy mô trên đất đồng nai

 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai, hiện nay tỉnh có diện tích trồng chuối lớn nhất cả nước với khoảng 7.000 ha. Riêng diện tích trồng chuối già hương cấy mô là 650 ha. Năm 2016 diện tích chuối già hương chỉ khoảng 100 ha đến năm 2017 diện tích này đã tăng hơn 600 ha và trong năm 2018 là khoảng 650 ha với sản lượng bình quân 50 tấn/ha.

Đặc biệt, tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán (Đồng Nai) đã có nhiều hộ nông dân thành công trong việc nhân rông diện tích trồng chuối cấy mô, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Đến nay, toàn xã Thanh Sơn đã có khoảng 100 ha chuối cấy mô với các loại chuối già, chà bột, cau xanh, cau trắng. Chuối hiện là loại cây tiềm năng của xã, bởi hiện tại có nguồn thu gom tại chỗ. Cây chuối được sản xuất theo hướng công nghiệp. Sau khi thu hoạch được tẩy rửa, đóng gói, hút khí chân để xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Với quy trình sản xuất khép kín tại chỗ, sau khi trừ chi phí đầu tư, mỗi héc-ta chuối cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

 Chuối là loại cây dễ trồng bởi nó không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư và chỉ trồng trong 10 tháng là cho trái. Chuối cấy mô lại có ưu điểm là ra trái đồng loạt, kháng sâu bệnh tốt, có thể trồng trái vụ tạo thuận lợi cho người dân trong thu hoạch. Tuy nhiên, để đủ chất lượng xuất khẩu đòi hỏi trái chuối phải nhẵn, bóng, không bị trầy xước.

Đầu năm, tỉnh Đồng Nai có khoảng 950 ha chuối già hương trong đó 650ha là giống chuối già hương cấy mô và 300ha giống chuối già hương địa phương tập trung ở các huyện Trảng Bom, Thống Nhất… Đầu ra của nông sản này chủ yếu phụ thuộc vào thương lái thu mua chuyển qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Mặc dù từng phải “ngậm quả đắng” với thị trường này khi thương lái không thu mua, giá rớt thảm còn chưa tới 1.000 đồng/kg, phải thu hoạch cho heo, bò ăn, nhưng nông dân vẫn tiếp tục kỳ vọng. Vì người dân đã quen với cách xuất hàng cho thương lái cũ, thị trường cũ với quy trình sản xuất không phức tạp, không đòi hỏi cao. Cũng có một số doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc từng đến tham quan vườn và đặt vấn đề tiêu thụ chuối. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đòi hỏi cao về chất lượng nông sản nên người dân không thể đáp ứng.

Chính vì thế hướng đi đúng đắn cho cây chuối già hương cấy mô Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung là chúng ta không nên mở rộng thêm diện tích trồng tăng sản lượng mà phải tập chung vào chất lượng cũng như các chỉ tiêu an toàn thực phẩm xuất khẩu:

  • Quản lý chặt chẽ diện tích trồng chuối cho phù hợp cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.
  • Các sở, ban ngành nên mở các lớp tập huấn, theo dõi và hỗ trợ quá trình canh tác của từng  hộ dân để có những sản vụ chất lượng cao từ đó có thể xuất khẩu đi các thị trường khó tính trên thế giới.
  • Bên cạnh đó, cũng phải khảo sát vụ mùa chuối của các nước có ngành xuất khẩu chuối lân cận từ đó tạo ra những vụ mùa lệch pha để giữ giá chuối luôn ổn định.
  • Các sở, ban ngành có liên quan tại địa phương cũng nên tạo những lâm trường trồng chuối điển hình với kỹ thuật cao để tạo công ăn việc làm cho các hộ nông dân nhỏ lẻ không thể đầu tư máy móc hiện đại. Nhờ vậy tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân và còn giúp người dân tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến một cách cụ thể nhất.

Một số hình ảnh nhân giống cây chuối già Cavendish ở ngành Công nghệ sinh học, khoa KT Hóa học và môi trường:

 

 

Xuân Thu theo nguồn Đỗ Minh Anh

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        5,248,487       2/580