Tin tức

Hành trình Mùa hè Xanh KonTum 2010 - Phần II (Tìm hiểu ngôi làng KoXia 2).

     Theo truyền thuyết của dân tộc Ba Na, KonTum ban đầu chỉ là một làng của người Ba Na. Thuở ấy vùng đồng bào dân tộc Ba Na (nay thuộc thành phố KonTum) có làng người địa phương ở gần làng bên dòng sông Dak Bla với tên gọi Kon Trang – OR. Lúc ấy, làng Kon Trang – OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiến đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi – một trong số những người đứng đầu làng KonTrang – OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Dak Bla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Ba Na, cạnh dòng sông Dak Bla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là Làng, Tum là Hồ).

     Các bạn trong đội còn được biết nhiều về phong tục của người dân làng KoXia 2 nơi mà cả đội đang làm việc, đó là người dân tộc Xê Đăng.

     Ở Kon Tum, trong 6 dân tộc bản địa thì dân tộc Xê Đăng có dân số đông nhất: 95.938 người, chiến 25,48% dân số toàn tỉnh. Trong khi các dân tộc khác sống rải rác khắp cao nguyên thì dân tộc Xê Đăng lại tập trung ở vùng đất Dak Tô, Sa Thầy. Đây chính là vùng đất mà người Xê Đăng đã quần cư lâu đời. Chính tên của dân tộc này là Handea, còn Xê Đăng là tên do người Ba Na dùng để gọi đồng bào Xê Đăng và ngày nay đã trở nên thông dụng. Tuy nhiên ở phía Đông Kon Tum, có một bộ phận người Xê Đăng gọi là Heđa (Hơ – Đăng). Ngoài sắc dân Xê Đăng thuần túy, ở Kon Tum còn thấy có một số dân tộc nhỏ khác, tuy tiếng nói có những khác biệt, xong xét về huyết hệ, phong tục và căn bản ngôn ngữ thì họ cùng thuộc giống Xê Đăng đó là Hà Lăng (Ha Lang), Kyn (Kỳ ông), Xơ Teng, Ka Dong, Mơ Nâm, Rơ Ngao, Tơ Đrá.

     Trai, gái Xê Đăng có tục lệ mài răng, con trai hay con gái đến tuổi 15 đều phải được cưa răng để được gọi là trưởng thành và có duyên. Tuy nhiên, những làng Xê Đăng sống bên cạnh quốc lộ hay gần thành phố ngày nay đã bỏ dần những tục lệ xưa cũ có hại đến sức khỏe đó.

     Người Xê Đăng thường thích sống ở những nơi cao so với người Jẻ Triêng thì địa vực sinh sống của người Xê Đăng còn thấp hơn. Trong lúc người Jẻ Triêng thích sống ở đỉnh núi thì người Xê Đăng lại sống ở khoảng lưng chừng núi hay trong các thung lũng. Khác với các làng Ba Na và Gia Rai làng người Xê Đăng thường có hàng rào bao bọc xung quanh, có trồng 2 cổng nhỏ để ra vào.

     Nhà của người Xê Đăng là những kiểu nhà sàn nhỏ, hình chữ nhật, mái lợp lá hay tranh, tầng trên cao hơn mặt đất 2 – 3 thước, tầng dưới chứa củi và nuôi gia súc. Làng nào cũng có một nhà rông làm nơi sinh hoạt, hội họp của dân làng. Ở những làng Xê Đăng (phía Bắc huyện Dak Tô), nhà rông là nơi thanh niên chưa vợ đến ngủ ban đêm. Có làng làm đến 2 nhà rông: nhà rông con trai và nhà rông con gái, nhà rông con gái nhỏ hơn, là chỗ ngủ hàng đêm cho những người con gái chưa chồng. Người  Xê Đăng (từ huyện Dak Tô trở xuống phía Nam) không theo phong tục này, ban đêm trai gái trong làng vẫn ngủ trong nhà mình.

     Trong tổ chức gia đình, người Xê Đăng cũng giống như người Jẻ Triêng và những người sắc tộc phía Bắc Kon Tum đều theo chế độ phụ hệ. Tuy nhiên, di tích mẫu hệ vẫn còn sót lại đôi phần trong phong tục của sắc tộc này. Người Xê Đăng cũng như người Jẻ Triêng chỉ có tên mà không có họ. Do đó không thể nói con cái lấy họ mẹ hay họ cha.

     Sinh hoạt quan trọng nhất của người Xê Đăng là làm mùa. Do đó, mỗi khi khai thác rừng, rẫy để trồng trọt, đồng bào Xê Đăng phải cúng lễ nhiều lần, mỗi gia đình cúng lễ trên khoảnh đất khai khẩn riêng của mình và chung cho cả làng và có lễ lúa tức là lễ bắt đầu đốt rẫy.

     Cũng như người Gia Rai, Ba Na và các dân tộc miền núi khác, đồng bào Xê Đăng tin rằng, mình hay tổ tiên có thể liên kết với các thần linh để tìm một sự phù hợp cho cuộc sống hàng ngày. Mỗi gia đình đều có nhà thờ riêng một vị thần đã liên kết với dòng họ mình. Thường gia đình nào cũng liên kết với thần lúa Yang Sơ Ri.

     Riêng người Xê Đăng cũng như các sắc tộc khác trong một năm có nhiều ngày lễ.                    

     Cuộc sống của người dân ở đây thật là bình dị đến nỗi tôi khi tiếp xúc với họ thì tôi có một cảm giác như mình đang ở một thế giới khác hẳn với những bộn bề lo toan cho công việc thường ngày của mình tại Biên Hòa – Đồng Nai. Tôi còn nhớ ngày hôm đó là một ngày mưa mà tôi có cảm giác như sẽ không thể là được gì trong ngày này vì những cái lạnh đến run người.

Cả đội đã có mặt tại Tỉnh Đoàn KonTum sau 1 chuyến hình trình dài

Địa điểm cả đội cư trú trong suốt chiến dịch

Khung cảnh phía trước là những dãy núi cao luôn luôn được những đám mây bao quanh

Phía sau là những thửa ruộng bậc thang của bà con trong làng KoXia 2

Một em bé dân tộc Xê Đăng nhút nhát không dám tiếp xúc với các bạn trong đội khi lần đầu tiên gặp mặt

Nhưng có những em bé rất dễ gần gũi

Gia súc được bà con trong làng nuôi cạnh nhà mình

Hỏi thăm công việc trên nương rẫy của bà con dân tộc Xê Đăng trong một lần trú mưa sau khi đi công tác về

Những hình ảnh thường thấy thể hiện sự thân thiện của các bạn thanh niên người dân tộc Xê Đăng đối với các bạn sinh viên tình nguyện truờng ĐH Lạc Hồng

 

 

Đoàn - Hội SV Trường

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        15,747,680       1/950