Thông tin Khoa học & Kỹ thuật

Ổi: Khả năng sử dụng để phòng và điều trị bịnh

 

1.1 Phân loại

 

                               Hình 1. Cây, lá và quả ổi

- Tên đồng nghĩa: Psidium guava L. var. pyriferum L.

- Tên nước ngoài: common guava (Anh), goyavier (Pháp)

- Họ: sim (Myrtaceae)

- Chi: Psidium

- Loài: guajava

- Tên khoa học: Psidium guajava

                    

1.2. Đặc điểm hình thái của cây ổi

          Theo Đỗ Huy Bích (2008) ổi có thân cao khoảng 3 – 4 m, được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra thành từng mảnh. Cành non có tiết diện hình vuông, có lông mềm, khi già hình trụ, nhẵn. Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 3 - 6  cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ. Hoa màu trắng, mọc đơn độc hoặc tập trung 2 - 3 cái ở kẽ lá, cuống có lông mịn, đài nhỏ có ống 4 - 5 răng không đều, tràng 5 cánh dày, có lông mịn, nhị rất nhiều, mùa ra hoa thường vào tháng 3 - 4. Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, khi chín có màu vàng ruột có màu đỏ, trắng hoặc vàng, hạt rất nhiều, hình bầu dục, mùa quả tháng 8 - 9. 

Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Theo de Candolle vùng phát sinh của ổi có lẽ ở giữa Mexico và Peru. Chính những người Tây Ban Nha đã đưa cây đến các đảo ở Thái Bình Dương và Philippin, còn người Bồ Đào Nha đã dưa cây du nhập đến Ấn Độ và sau đó đó phát triển rộng khắp các vùng nhiệt đới khác. Trong quá trình trồng trọt và lai tạo giống, người ta đã tạo nên rất nhiều giống ổi khác nhau.

          Ổi là cây ưa sáng, sinh trưởng phát triển tốt trong một giới hạn rộng của vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giới hạn về nhiệt độ từ 15 – 45oC, nhưng nhiệt độ tốt cho

cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23 – 28oC. Cây có thể chịu được hạn, song điều kiện quá ẩm ướt, thường xuyên có sương mù làm cho cây ra hoa, kết quả kém.

Ở Việt Nam, ổi là cây ăn quả khá phổ biến, ổi trồng hầu như ở khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn miền núi, trừ vùng cao trên 1500m. Có khoảng từ 7 – 10 giống ổi khác nhau như: ổi trâu, ổi bo, ổi sẻ, ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ...

Lá ổi có chứa tinh dầu (0,3%), tanin (10%), triterpenes, flavanoids, nhựa, eugenol, chất béo, cellulose, chlorophyll, muối khoáng. 

Trong thành phần chủ yếu của tinh dầu chiết xuất từ lá ổi có chứa các chất dễ bay hơi, giàu các hợp chất sesquiterpene trong đó có 27 terpen cùng với 14 alcohol và 4 ester đã được xác định.

1.3. Tác dụng của lá ổi

1.3.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước

 Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường type 2

Theo Joseph và Priya (2011) nhìn chung trong dịch chiết từ lá ổi có chứa các hợp chất tanin, các polyphenol, flavonoid, saponin, các steroid, và các terpenoid,

triterpenoid pentacyclic, guiajaverin, quercetin, và các hợp chất hóa học khác có khả năng hạ đường huyết và hạ huyết áp.

Một số các hợp chất trên có khả năng làm giảm chỉ số đường huyết thông qua tác động ức chế enzym alpha-glucosidase. Đây là cơ chế đóng vai trò quan trọng trong tác dụng chữa trị bệnh của dịch chiết từ ổi. Before carbohydrates are absorbed from food, they must be broken down into smaller sugar particles like glucose by enzymes in the small intestine.Trước khi carbohydrate được hấp thụ từ thức ăn, chúng phải được phân cắt thành các phân tử nhỏ hơn như glucose bởi các enzyme trong ruột non. One of the enzymes involved in breaking down carbohydrates is called alpha glucosidase.Một trong các enzym tham gia vào quá trình phân cắt carbohydrate là alpha-glucosidase.Vì vậy, alpha-glucosidase là một enzym làm làm tăng sự hấp thụ carbohydrate từ ruột, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng đặc biệt là ngay sau các bữa ăn.  By inhibiting this enzyme, carbohydrates are not broken down as efficiently and glucose absorption is delayed.Do dịch chiết từ lá ổi có khả năng ức chế enzym này, nên carbohydrate từ thức ăn không được thủy phân và do đó  khả năng hấp thụ carbohydrate bị hạn chế (Yoriko Deguchi and Kouji Miyazaki, 2010)

Theo Deguchi và Miyazaki (2010) các hợp chất được chiết xuất từ ​​lá ổi được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường ở Đông Á và các nước khác. Tại Nhật Bản, trà lá ổi (Bansoureicha, Yakult Honsha, Tokyo, Nhật Bản) đã được chứng nhận là một trong những thực phẩm chức năng và được phép thương mại hoá. Mặt khác, chỉ số đường trong máu dưới tác dụng của dịch chiết từ ổi đã được nghiên cứu trên một số động vật. Nghiên cứu của các tác giả cho phép khẳng định rằng các thành phần có hoạt tính trong dịch chiết từ ​​lá ổi có khả năng ức chế enzym α-glucosidase in vitro và do vậy có khả năng giảm đường huyết đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đối với các mô hình thử nghiệm ở chuột và một số thử nghiệm lâm sàng, dịch chiết từ lá ổi có khả năng làm giảm hormone adiponectin (liên quan đến chuyển hoá đường và chất béo) do đó làm giảm cholesterol trong máu.

Các thử nghiệm đối với sự ức chế enzym α-glucosidase trên chuột cũng đã được thực hiện. Kết quả cho thấy rõ khả năng làm giảm lượng đường huyết sau khi cho chuột dùng trà lá ổi. Để xác định hiệu quả của dịch chất chiết xuất từ lá ổi trên chỉ số đường huyết, những con chuột bình thường sau khi nhịn ăn qua đêm được tiêm một liều dịch chiết từ lá ổi. Ba mươi phút sau, tinh bột hòa tan, đường sucrose hoặc maltose (2g/kg) đã được nạp vào người chúng và lượng đường trong máu được đo ở khoảng thời gian từ 0 đến 120 phút sau khi nạp đường. 

Quá trình kiểm tra sau khi nạp tinh bột hòa tan ở liều 250 mg / kg cho thấy lượng đường glucose trong máu giảm đáng kể chỉ ở mức bằng 37,8% so với đối chứng tức những con chuột không sử dụng dịch chiết từ ổi, và chỉ số đường huyết chỉ bằng 31,0% và 29,6% so với so với đối chứng, sau khi nạp saccharose và maltose với liều 500 mg/kg. Điều này chúng tỏ chất chiết xuất từ là ổi có hiệu quả trong việc làm giảm đường huyết (Joseph Baby, 2011)

Hình 2. Tác động của trà lá ổi đối với lượng đường huyết sau khi ăn (Yoriko Deguchi và Kouji Miyazaki, 2010) 

Yoriko Deguchi và Kouji Miyazaki (2010) đã thực hiện các thử nghiệm trên người. Mười chín đối tượng có độ tuổi trên 40, có hoặc không bị bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết lúc đói là 103,0 ± 14,3 mg/dl với chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) lớn hơn 22,0 tức đang ở mức thừa cân hoặc béo phì. Sau khi nhịn ăn qua đêm trong 11 giờ, các đối tượng này đã được cho ăn  200 g gạo nấu chín như một nguồn carbohydrat cùng với một chai nước nóng 190 ml liên tục trong tuần đầu và sau đó họ được uống trà lá ổi có chứa khoảng 400 mg chất chiết xuất từ lá ổi trong tuần thứ 2. Lượng đường trong máu được đo ở khoảng 30 phút/lần cho tới 150 phút sau khi uống trà lá ổi với các xét nghệm lâm sàng khác. Kết quả hình 1.8 sau khi cho bệnh nhân tiểu đường uống uống trà lá ổi, thởi gian 30 phút giảm nguy cơ tăng đường huyết xuống từ 154 mg/dl (so với lượng đường huyết kiểm soát 168 mg/dl) và sau thời gian 150 phút, làm giảm nguy cơ tăng lượng đường huyết xuống < 120 mg/ dl (so với lượng đường huyết kiểm soát , < 130 mg/dl)

Một thử nghiệm chéo đối với 20 bệnh nhân nhập viện đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của trà lá ổi được sản xuất tại Nhật (Basen Takeda Chemical Industries, Ltd, Tokyo, Nhật Bản) trong tác dụng làm giảm lượng glucose trong máu. Mức đường huyết ban đầu của các bệnh nhân đã từng trải qua quá trình điều trị bằng những liệu pháp khác là 160 mg/dl. Mức độ đường huyết cao này đã giảm một cách đáng kể sau khi sử dụng trà lá ổi, cụ thể chỉ số đường huyết của họ là 143 mg/dl (p <0.001) và 133 mg/dl (p <0,001).

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên cho phép nhận định rằng khi uống duy nhất dịch chiết từ lá ổi hoặc trà lá ổi có thể làm giảm khả năng tăng cao chỉ số đường huyết sau các bữa ăn ăn thông qua sự ức chế enzyme α-glucosidase ở chuột và các đối tượng mắc bệnh tiểu đường. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi uống liên tục trà lá ổi sau mỗi bữa ăn đã cải thiện được các triệu chứng bệnh tiểu đường, chẳng hạn như hạn chế sự gia tăng đường huyết, gia tăng insulin, kháng insulin, cũng như tăng lipid trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường hay tiền tiểu đường và chống tăng cholesterol trong máu. Các nhà khoa học đã cho thấy trà lá ổi không có tác dụng phụ do sự tương tác bất thường với các hợp chất khác trong thức ăn.

Tác dụng kháng khuẩn

          Joseph và Priya (2011) đã khảo sát tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm bằng cách sử dụng kỹ thuật khuếch tán thạch đối với Staphylococcus aureus (vi khuẩn gram dương), và hai vi khuẩn gram âm là Escherichia coli và Pseudomonas aeruginosa, cùng với nấm Candida albicans. Theo các tác giả này, tinh dầu ổi có khả năng tác động vào màng tế bào vi sinh vật, làm cho màng tế bào thấm nhiều hơn hoạt chất kháng khuẩn. Một số công trình nghiên cứu khác cũng cho thấy tinh dầu ổi có tính đề kháng mạnh mẽ chống lại Yarrowia lipolytica (nấm men gây bệnh), ngoài ra chúng còn có khả năng chống lại Staphylococcus aureus, SalmonellaEscherichia coli được phân lập từ tôm.

Gần đây, tinh dầu ổi được chứnh minh có tác dụng ức chế, chống lại vi khuẩn Bacillus cereus, Enterobactor aerogenes Pseudomonas fluorescens.

          Hình 3. Đồ thị sắc ký HPLC (a) lượng hỗn hợp phenol tổng và (b) chiết xuất từ nước nóng đối với lá ổi non và lá ổi già (Kawakami và ctv, 2010)

Lá ổi có khả năng chống lại các vi sinh vật kể trên là do chứa nhiều flavonoid, đặc biệt là quercetin. Phần lớn hoạt tính sinh học của lá ổi là do quercetin có hoạt tính kháng khuẩn cao (Yoriko Deguchi và Kouji Miyazaki, 2010)

          Adeyemi và ctv (2009), đã nhận thấy trong dịch chiết từ lá ổi có chứa các flavonoid, tanin, saponin, các steroid, và terpenoid. Các tác giả này đã tiến hành thử nghiệm trên chuột và kết quả cho thấy ký sinh trùng trong máu của chúng giảm đi khi sử dụng chất chiết xuất từ ​​lá ổi. Nghiên cứu này cũng đã chứng minh khả năng làm tăng tuổi thọ của tất cả các con chuột bị nhiễm bệnh khi được điều trị với dịch chiết từ lá ổi. Thời gian sống của chuột được kéo dài hơn từ 30 ngày đến 32 ngày so với chuột sau khi bị nhiễm ký sinh trùng mà không dùng dịch chiết từ lá ổi, chúng bị chết chỉ sau 8 ngày.

Tác dụng chống oxi hoá

Khả năng chống oxy hóa của các hợp chất phenol trong lá ổi non cao gấp 1,88 và 8,72 lần so với các chất chống oxy hóa tổng hợp butylated hydroxy toluene (BHT) và 1,75  lần cao hơn so với vitamin E (Witayapan và ctv, 2010)

          Theo Qian và Nihorimbere (2004) các chất chiết xuất từ ​​lá ổi có tính chất chống oxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do. Hầu hết hoạt tính này đều có liên quan đến các polyphenol và flavonoid, tuy nhiên các chất chiết xuất từ lá ổi cũng chứa một số chất chống oxy hóa khác như acid ascorbic và carotenoids.

          Các nhà khoa học Thái Lan đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chống oxy hóa của các hợp chất phenol chiết xuất từ ​​lá ổi. Các tác giả này đã chỉ ra rằng quá trình tiền xử lý mẫu lá trước khi chiết xuất, phương pháp chiết xuất, và độ tuổi của lá ổi ảnh hưởng đến hàm lượng các hợp chất phenol và khả năng chống oxy hóa của chúng (Witayapan và Songwut Yotsawimonwat, 2010).

          Các hợp chất chống oxy hóa của lá ổi trồng tại Thái Lan đã được Suganya Tachakittirungrod và ctv (2007) phân lập dựa trên phương pháp phân tích quang phổ và chiết xuất bằng methanol. Các hợp chất này đã được thử nghiệm hoạt tính  chống oxy hóa in vitro. Kết quả cho thấy ba hợp chất flavonoid, quan trọng đối với hoạt tính chống oxy hóa của lá ổi là quercetin-3-O-glucopyranoside. Kết quả này có thể được xem là cơ sở khoa học cho các phương pháp điều trị trong y học cổ truyền

Tác dụng phòng ngừa ung thư

          Dịch chiết từ ​​lá, hạt ổi đã được xem có tiềm năng ứng dụng trong các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của các khối u nhời có chứa  các hợp chất polyphenol và isoflavonoid. Manosroi và ctv, (2005) cho rằng các hợp chất chiết xuất từ ổi có khả năng  ngăn chặn các dòng tế bào ung thư khác nhau của con người bao gồm cả tuyến tiền liệt, ruột kết, ung thư biểu bì, cũng như bệnh bạch cầu và u ác tính từ trong cơ thể động vật khác. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng dịch chiết xuất từ lá ổi non (búp ổi) có khả năng điều trị ung thư tuyến tiền liệt (Kawakami và ctv, 2010).

          Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh trong tinh dầu lá ổi chứa hợp chất polyphenol có tác dụng làm giảm thể tích khối u, tác động đến các dòng tế bào ung thư cổ tử cung của người như KB và P388, các dòng tế bào tế bào ung thư này được đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng (Joseph và Priya, 2011)

 Tác dụng chống tiêu chảy

          Joseph và Priya (2011) cho rằng dịch chiết xuất từ lá ổi chứa quercetin có thể ức chế phóng thích acetylcholine để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính. Tinh dầu chiết xuất từ ​​lá ổi cũng đã được thử nghiệm và cho thấy có thể ức chế bệnh tiêu chảy gây ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus, Salmonella spp. và Escherichia coli. Vì vậy đa số các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng dịch chiết xuất từ ​​lá ổi có thể được sử dụng trong  phương pháp điều trị các trường hợp tiêu chảy không tác dụng với thuốc kháng sinh (Suganya Tachakittirungrod và ctv, 2007).

          Quercetin được cho là thành phần tác dụng chống tiêu chảy, nó có thể tăng cường hoạt động của cơ trơn đường ruột và ức chế nhu động ruột. Ngoài ra, các flavonoid và triterpene trong lá ổi cũng có tác dụng chống co thắt ruột (Beckstrom Sternberg và ctv, 1994)

Tác dụng hạ huyết áp

          Theo Kawakami và ctv (2011) trà lá ổi có tác dụng làm hạ đường huyết và huyết áp do hàm lượng tannin trong lá ổi khá nhiều, đồng thời các flavonoid, triterpenoid pentacyclic, guiajaverin, quercetin, và các hợp chất khác cũng hiện diện trong lá ổi. Trong một thử nghiệm trên những con chuột cao huyết áp, dịch chiết xuất từ lá ổi có khả năng làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương

Các tác dụng khác

          Joseph và Priya (2011) đã xác định các thành phần hoá học có trong trái ổi, cành ổi, lá ổi và hạt ổi và giá trị dinh dưỡng khá cao. Đồng thời các tác giả này cũng đã nghiên cứu tác dụng dược lý của ổi và kết quả chỉ ra rằng quả ổi có khả năng ngăn ngừa những tác nhân gây đột biến

Ngoài ra ở Hà Lan, châu Mỹ La Tinh, Peru, Ấn Độ, Tây Phi và Đông Nam Á lá ổi được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị giun đường ruột, rối loạn dạ dày, nôn mửa, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết và phù nề. Lá ổi non còn dùng  chữa chảy máu nướu răng bằng cách nhai. Người dân Ấn Độ dùng nước lá ổi làm nước súc miệng để chữa lở miệng, chảy máu nướu răng (Beckstrom Sternberg và ctv, 1994).

Beckstrom Sternberg  và ctv (1994) đã liệt kế một số công dụng trị bệnh của ổi như sau:

- Bệnh lỵ (vi khuẩn và a - míp ), đau bụng, tiêu chảy, viêm ruột ở trẻ con

- Kháng sinh chống lại vi khuẩn, nấm, candidal, và a-míp

- Cân bằng, điều hoà, bảo vệ và tăng cường tim (loạn nhịp tim và một số bệnh tim mạch)

- Giảm ho, giảm đau (thuốc), và giải nhiệt (giảm sốt) chữa cảm lạnh, cảm cúm, đau họng

- Khắc phục nhiễm trùng tai và mắt

- Thuốc điều trị giun

Gần đây trên thế giới lá ổi được chiết xuất để sử dụng trong một số các công thức pha chế thảo dược với những mục đích khác nhau như làm chất kháng sinh và chữa trị tiêu chảy, chữa trị các bệnh đường ruột cũng như  mục đích giảm cân, chữa trị tim mạch.

1.3.2. Nghiên cứu trong nước về tác dụng của lá ổi

Cho đến nay, chưa có các công trình nghiên cứu nào được công bố về trà lá ổi ở Việt Nam. Chủ yếu là một số nghiên cứu ứng dụng trái ổi và búp non của ổi trong quá trình chữa bệnh theo các bài thuốc cổ truyền. Theo Đổ Huy Bích (2008), đã có một số ứng dụng lá ổi vào việc điều trị trong y học dân tộc như:

- Nước sắc lá ổi 1/1 – 2/1 được dùng rửa đắp vết thương phần mềm, làm sạch mủ, mất mùi hôi

- Cao đặc lá ổi với tỷ lệ 6/1 – 10/1 bôi lên các vết bỏng độ II, III có tác dụng nhanh chóng tạo màng che phủ, làm se khô vết thương. Thời gian bong màng thuốc và khỏi cũng tương tự như các thuốc chữa bỏng tạo màng thuốc thường dùng khác

- Chữa tiêu chảy:

+ Búp ổi 12g, vỏ thân ổi 8 (g), tô mộc 8 (g), gừng 2 (g). Sắc uống ngày 1 thang

+ Búp ổi 20 (g), gừng sống 8 (g). Băm nhỏ, sắc uống ngày 2 lần trong ngày

+ Lá ổi 20 (g) , vỏ quả bòng khô 20 (g), lá trà tươi 10 (g), gừng tươi 2 lát. Sắc uống trong ngày.

Tác dụng của cao chiết lá ổi

Đái Thị Xuân Trang và ctv (2012) đã khảo sát hoạt động kháng lại sự tăng đường huyết sau bữa ăn in vivoin vitro của cao lá ổi. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy các hợp chất trong lá ổi có khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase in vitro một cách có ý nghĩa. Kế đến các con chuột được gây bệnh bằng alloxan monohydrate và nhóm chuột bình thường được thử nghiệm bằng cao lá ổi chiết suất bằng ethanol với liều 400 mg/kg trọng lượng cơ thể. Các tác giả đã nhận thấy rằng cao lá ổi có thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn ở chuột bệnh tiểu đường. Từ các kết quả được trình bày ở trên cho thấy lá ổi có thể được sử dụng để kiểm soát bệnh tiểu đường.

Tài liệu tham khảo:

                                                       

1.   Adeyemi, Stephen 0., Akanji M.A. and Oguntoye S.A., 2009. Ethanolic leaf extract of Psidium guajava: Phytochemical and trypanocidal activity in rats infected with Trypanosoma brucei brucei. Journal of Medicinal Plants, Research Vol. 3(5). Available online at  ISSN 1996 – 0875, Academic Journals, pp. 420 – 423

2.   Anoosh Eghdami, Fatemeh Sadeghi, 2010. Determination of Total Phenolic and Flavonoids Contents in Methanolic and Aqueous Extract of Achillea Millefolium. Org. Chem. J, pp. 81-84

3.   Baby Joseph, 2011.Review on nutritionnal, medicinal and pharmacological properties of guava (Psidium Guajava Linn). International Journal of Pharma and Bio Sciences, ISSN 0975 – 6299, pp. 53 – 64

4.   Beckstrom Sternberg S. M., 1994. The phytochemical database. National Germplasm Resources Laboratory (NGRL), Agricultural Research Service (ARS), U.S. Department of Agriculture <http://www.rain-tree.com/guava.htm>

5.   Đào Thị Vân Trang, 2010. Nghiên cứu chiết tách xác định thành phần flavonoid trong cây lá yên bạch. Tuyển tập báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần 7, Đại Học sư phạm Đà Nẵng, khoa Hoá.

6.   Đái Thị Xuân Trang, Phạm Thị Lan Anh, Trần Thanh Mến và Bùi Tấn Anh, 2012. Khảo sát khả năng điều trị bệnh tiểu đường của cao chiết lá ổi (Psidium guajava L.). Tạp trí khoa học, 2012:22b 163-171, trang 163 – 170

7.   Đỗ Huy Bích, 2008. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập II), Viện dược liệu. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ Thuật, trang 499 - 504

9. Hui - Yin Chen  and Gow - Chin Yen, 2006. Antioxidant activity and free radical-scavenging capacity of extracts from guava (Psidium guajava L.) leaves. Food Science, 02.047, pp. 686 – 694

10. Iwu, Maurice M.: Handbook of African Medicinal Plants. CRC Press, 1993. ISBNNo. 0-8493-4266-X (Anthocy C, 2010,  Dweck FLS FRSC FRH Dweck Data)

11. Irda Fidrianny, Rika Hartati, Narmmatha Raveendaran, 2012. Antionxidant activity of ethyl acetate extract of red Psidium guajava L. leaves grow in manoko lembang, Indonesia. Research Article, Indonesian J. Pharm. Vol. 23 No. 1 : 36 – 40, ISSN - p : 0126 – 1037, pp. 36 - 40

12. Jiradej Manosroi, Pongsathorn Dhumtanom, Aranya Manosroi, 2006. Anti-proliferative activity of essential oil extracted from Thai medicinal plants on KB and P388 cell lines. Cancer Lett , 235 (1), pp. 114 – 120

5.    Joseph B. and Priya R.M., 2011. Phytochemical and Biopharmaceutical Aspects of Psidium guajava (L.) Essential Oil: A Review. Research Journal of Medicinal Plant, 5 (4): 432-442, ISSN 1819 – 3455, pp. 432 – 442

6.   Manal M., Ramadan, Khaled F. E. L., Ahmed H El and Abdel-Razak H., 2009.  Investigation of the chemical composition, antioxidant activity and hypoglycemic effect of the egyptian guava leaves volatiles, JASMR, 4 (2), pp. 137 -148

< http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0304383505003952>

13. Manosroi J. P. Dhumtanom and A. Manosroi, 2005. Anti-proliferative activity of essential oil extracted from Thai medicinal plants on KB and P388 cell lines. Cancer Lett., 235, pp. 114 - 120.

14. Metwally A.M. Omar A.A., Harraz F.M., and Sohafy S.M., 2010. Phytochemical investigation and antimicrobial activity of Psidium guajava L. leaves. Phcog Mag, pp. 212 - 288. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2950385/>

(Trích từ Báo cáo khoa học của Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nghiên cứu sản xuất trà lá ổi, Luận án thạc sĩ Công nghệ thực phẩm, 2014)

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Ổi, , cây, khoa học, nghiên cứu, y học, dược


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,025,042       1/553